Trong những năm gần đây, tỷ lệ trẻ em mắc bệnh ung thư máu (còn gọi là bệnh bạch cầu) ngày càng gia tăng. Việc nhận biết sớm những dấu hiệu ung thư máu ở trẻ em sẽ giúp việc chẩn đoán phát hiện và điều trị có hiệu quả tốt hơn.
Số trẻ em mắc bệnh ung thư máu ngày một gia tăng
- Ung thư máu là gì?
Ung thư máu (còn gọi là bệnh bạch cầu) là căn bệnh xuất hiện khi các bạch cầu trong cơ thể gia tăng đột biến. Những tế bào máu bất thường, hoặc tế bào ung thư, ngăn không cho máu thực hiện nhiều chức năng cần thiết. Hầu hết ung thư được bắt đầu trong tủy xương nơi các tế bào máu được sản xuất.
- Các bệnh ung thư máu thường gặp ở trẻ
Một số dạng ung thư thường gặp phải ở hiện tượng ung thư máu ở trẻ em như:
2.1. Bệnh bạch cầu dòng lympho cấp tính (ALL)
Bệnh bạch cầu dòng lympho cấp tính (ALL) chiếm đến 75% các trường hợp ung thư máu ở trẻ. Đây là một loại ung thư do một lượng lớn các tế bào bạch cầu dòng lympho chưa trưởng thành và liên quan đến đột biến gen dẫn đến sự phân chia tế bào nhanh chóng.
2.2. Bệnh bạch cầu tủy cấp tính (AML)
Bệnh bạch cầu tủy cấp tính là căn bệnh nguy hiểm phát triển do những tổn thương từ ung thư của tế bào hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu. Tiên lượng sống sót sau 5 năm là từ 60-70%
2.3. Bệnh bạch cầu dòng tủy mạn tính (CML)
Đây là dạng bệnh hiếm khi gặp ở trẻ em, xảy ra do sự tăng trưởng bất thường của các hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu trong tủy xương và ở dạng mãn tính. Các tế bào ung thư đã trưởng thành hơn trường hợp cấp tính. Bệnh thường gặp nhiều ở những người có độ tuổi trên 60 và tỷ lệ sống là từ 60-80% sau 5 năm.
2.4. Bệnh bạch cầu dòng lympho mãn tính (CLL)
Bệnh bạch cầu dòng lympho mãn tính (CLL) là một dạng ung thư làm ảnh hưởng đến tủy xương nơi đóng vai trò sản sinh ra các tế bào máu. Đây là dạng đặc biệt hiếm gặp ở trẻ và có khả năng sống sau 5 năm trên 80%.
Bệnh bạch cầu tủy bào thiếu niên (JMML)
Đây là căn bệnh hiếm gặp ở trẻ em và xảy ra khi có sự biến đổi trong DNA của một loại tế bào gốc bên trong tủy xương. Sự tăng lên bất thường can thiệp vào những công việc của tủy như sản xuất hồng cầu, tiểu cầu, bạch cầu.. dẫn đến ung thư. Tiên lượng sống của bệnh bạch cầu tủy bào thiếu niên sau 5 năm là 50%.
- Những dấu hiệu ung thư máu ở trẻ em
Cũng giống các bệnh ung thư khác, ung thư máu ở trẻ thường không có biểu hiện cụ thể ở giai đoạn sớm. Khi bệnh tiến triển sẽ có các dấu hiệu phổ biến dưới đây:
3.1. Bầm tím và chảy máu
Trẻ thường xuyên chảy máu mũi hoặc chảy máu nhiều hơn khi có một chấn thương nhỏ. Trên da trẻ xuất hiện những nốt bầm tím hoặc những chấm màu đỏ (xuất huyết).
Thường xuyên chảy máu cam – dấu hiệu trẻ có thể bị ung thư máu
Thường xuyên chảy máu cam – dấu hiệu trẻ có thể bị ung thư máu
3.2. Trẻ bị đau bụng
Một dấu hiệu khác của bệnh ung thư máu ở trẻ đó là trẻ thường kêu đau bụng. Nguyên nhân do các tế bào bạch cầu tích lũy trong gan, lá lách, thận gây sưng bụng. Bên cạnh đó trẻ thường chán ăn, ăn ít dẫn tới sụt cân nhanh chóng.
3.3. Khó thở
Khó thở cũng là một trong những dấu hiệu ung thư máu ở trẻ em. Trẻ bị bệnh thường thở khò khè, khó thở, đau khi thở. Cha mẹ cần đưa bé đi khám ngay khi xuất hiện những triệu chứng này.
3.4. Nhiễm trùng thường xuyên
Thường xuyên bị nhiễm trùng cũng chính là một trong những dấu hiệu tiêu biểu của ung thư máu ở trẻ em. Các tế bào bạch cầu cần thiết để chống nhiễm trùng, nhưng các tế bào bạch cầu non sản sinh ra khi trẻ bị ung thư máu, không thể thực hiện chức năng này, khiến trẻ rất hay bị nhiễm trùng.
3.5. Sưng tấy
Sưng tấy ở các vùng trên cơ thể cũng chính là biểu hiện của ung thư máu. Khi các bạch huyết tích tụ nó có thể gây sưng đau ở các vùng như cổ, vùng hang, xương đòn…
3.6. Đau xương và khớp
Một triệu chứng bệnh ung thư máu ở trẻ em khác là đau xương và khớp. Máu được sản xuất trong tủy xương. Bệnh ung thư máu khiến cho các tế bào máu sinh sôi với tốc độ nhanh chóng, dẫn đến tình trạng quá tải nghiêm trọng của các tế bào máu.
Sự tích tụ quá mức của các tế bào máu này có thể dẫn đến đau nhức ở xương và khớp. Một số trẻ em bị ung thư máu thường kêu bị đau ở lưng dưới, trong khi một số trẻ bị khập khiễng vì đau ở chân.
3.7. Trẻ tái xanh, nhợt nhạt
Khi bị ung thư máu, các tế bào hồng cầu suy giảm, tăng các tế bào bạch cầu, khiến trẻ có dấu hiệu da xanh xao, nhợt nhạt. Một số trẻ sẽ gặp vấn đề trong ngôn từ như nói không rõ do lưu lượng máu lưu thông lên não kém. Khi thấy xuất hiện các dấu hiệu ung thư máu ở trẻ nêu trên, cha mẹ cần đưa bé tới ngay các cơ sở y tế để được chẩn đoán chính xác bệnh. Từ đó bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp điều trị phù hợp.
- Phương pháp điều trị
4.1. Phẫu thuật
Phẫu thuật là phương pháp thực hiện cắt bỏ các khối u toàn bộ hoặc xung quanh. Tuy nhiên để phòng ngừa các tế bào ung thư di căn thì các bác sĩ thường khuyên sử dụng thêm các điều trị kèm theo như hóa trị, xạ trị…
4.2. Hóa trị
Là phương pháp sử dụng thuốc gây ức chế hoặc tiêu diệt sự phát triển của các tế bào ung thư và giúp ngăn ngừa di căn sang các bộ phận khác.
Hóa trị là phương pháp chủ yếu trong điều trị ung thư máu ở trẻ
Hóa trị là phương pháp chủ yếu trong điều trị ung thư máu ở trẻ
4.3. Liệu pháp nhắm mục tiêu
Liệu pháp nhắm mục tiêu thông qua sử dụng các loại thuốc tấn công những lỗ hổng cụ thể trong các tế bào ung thư.
4.4. Xạ trị
Xạ trị sử dụng tia X mang năng lượng cao hoặc các hạt khác từ máy bên ngoài làm hỏng các tế bào ung thư bạch cầu và ngăn chặn sự phát triển.
4.5. Cấy ghép tế bào gốc
Đây là phương pháp thay thế tủy bị bệnh bằng loại tủy xương khỏe mạnh sau khi cấy ghép tế bào gốc tạo máu để xây dựng lại tủy.
4.6. Liệu pháp miễn dịch
Là liệu pháp sử dụng hệ thống miễn dịch của cơ thể để giúp chống lại bệnh ung thư máu. Bên cạnh đó việc chăm sóc bệnh nhân ung thư tỉ mỉ, cẩn trọng cần được đề cao nhiều để hỗ trợ quá trình điều trị được hiệu quả hơn.
Hy vọng bài viết “Những dấu hiệu ung thư máu ở trẻ em” trên đây giúp cung cấp thông tin hữu ích cho bạn đọc. Các bậc cha mẹ có con nhỏ cần chú ý ngay khi trẻ có một trong các dấu hiệu trên cần đưa trẻ tới khám tại các cơ sở y tế, tránh để lỡ giai đoạn vàng trong điều trị.