Ung thư tử cung là một loại ung thư thường gặp ở chị em phụ nữ, chiếm một tỷ lệ khá lớn trong các loại ung thư gây ra ở hệ sinh sản của chị em phụ nữ, chỉ đứng thứ 3 sau ung thư vú và ung thư buồng trứng. Đây là căn bệnh mà những tế bào ung thư ác tính xuất hiện trong mô cổ tử cung (bộ phận nối tử cung và âm đạo của phụ nữ). Ngày nay, ung thư cổ tử cung đang trở thành nỗi lo lắng của hầu hết phụ nữ. Do đó tìm hiểu căn bệnh này đóng một vai trò rất quan trọng để chị em có thêm kiến thức, kinh nghiệm để bảo vệ sức khỏe của chính mình.
- Ung thư cổ tử cung là gì?
Ung thư cổ tử cung là ung thư xuất phát ở cổ tử cung – bộ phận nằm phía dưới của tử cung, thò vào âm đạo. Do các tế bào thuộc cổ tử cung bị đột biến dẫn đến mất cân bằng trong chu trình tế bào và phát triển một cách không kiểm soát tạo thành khối u.
- Tại sao bị mắc ung thư cổ tử cung?
Nguyên nhân chính gây ung thư cổ tử cung là vi rút HPV. Vi rút này lây lan qua quan hệ tình dục.
Vi rút HPV có hơn 100 loại, nhưng hầu hết đều vô hại. Trên thực tế, đa số phụ nữ đều sẽ bị nhiễm HPV tại một thời điểm nào đó trong đời. Bên cạnh một số loại HPV không đe dọa đến sức khỏe thì cũng có một số khác có thể dẫn tới mụn cóc sinh dục, nghiêm trọng hơn là trở thành mầm mống ung thư cổ tử cung.
Có đến 70% các trường hợp mắc ung thư cổ tử cung là do hai chủng vi rút HPV 16 và HPV 18 gây ra. Nguy hiểm là chúng không gây ra bất cứ triệu chứng gì bất thường. Do vậy, người bệnh không cách nào nhận biết được mình có bị nhiễm vi rút hay không. Chỉ khi người bệnh được chỉ định tiến hành xét nghiệp Pap, bác sĩ mới có thể phát hiện vi rút HPV. Phương phép xét nghiệm này còn có thể xác định tế bào bất thường trước khi chúng biến chứng thành ung thư. Nếu các tế bào này được chữa lành hoặc cắt bỏ, bạn có khả năng thoát khỏi nguy cơ mắc ung thư.
- Ung thư cổ tử cung thường xuất hiện ở độ tuổi nào?
Theo thống kê, ở Việt Nam, cứ 100.000 phụ nữ thì có 20 trường hợp mắc ung thư cổ tử cung, trong đó có 11 trường hợp không qua khỏi. Bệnh hiếm gặp ở phụ nữ dưới 20 tuổi nhưng phổ biến với nữ giới độ tuổi 30 đến 50. Đặc biệt, phụ nữ từ 45 đến 50 tuổi dễ mắc phải căn bệnh này hơn cả.
- Ung thư cổ tử cung có nguy hiểm không?
Bệnh ung thư cổ tử cung là căn bệnh hết sức nguy hiểm bởi:
Thời gian sống thấp nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời: Thường gặp ở phụ nữ độ tuổi từ 30-59, bệnh có thể dẫn đến tử vong trong vòng 3-5 năm nếu không điều trị.
Bệnh khó phát hiện, thường phát hiện ở giai đoạn muộn, cơ hội sống thấp: Bệnh thường diễn biến âm thầm và ít triệu chứng, do đó thường phát hiện muộn, lúc này cơ hội điều trị bệnh rất thấp và tốn kém hơn nhiều so với phát hiện bệnh ở giai đoạn đầu. Cơ hội sống sót sau 5 năm của bệnh nhân phát hiện ở giai đoạn IV chỉ còn khoảng 10%.
Ảnh hưởng lớn tới sinh sản của phụ nữ: Ngoài ra, nếu mắc bệnh ở giai đoạn sớm vẫn có thể điều trị khỏi nhưng thường ảnh hưởng đến khả năng mang thai và sinh con về sau, đặc biệt là khi khối u đã xâm lấn.
- Ung thư cổ tử cung sống được bao lâu?
Các bệnh nhân ung thư cổ tử cung nếu không được điều trị có thể tử vong trong vòng 3-5 năm. Ngược lại, nếu điều trị tốt ngay từ giai đoạn đầu, người bệnh có thể được chữa khỏi. Khả năng sống thêm sau 5 năm của người bệnh ước tính theo giai đoạn bệnh nếu được điều trị tích cực như sau:
Giai đoạn 1: khoảng 90%
Giai đoạn 2: khoảng 75%
Giai đoạn 3: khoảng 40%
Giai đoạn 4: khoảng 10%.
Như vậy, thời gian sống thêm của bệnh nhân ung thư cổ tử cung phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó quan trọng nhất là giai đoạn bệnh và quá trình điều trị cho bệnh nhân. Phát hiện bệnh càng sớm, khả năng điều trị khỏi càng cao, do đó, người bệnh nên tầm soát định kỳ.
- Ung thư cổ tử cung có lây không?
Ung thư cổ tử cung có bản chất là khối u ác tính phát triển tại cổ tử cung, các tế bào ác tính này không có khả năng lây trực tiếp từ người này sang người khác. Ung thư là tác nhân gây bệnh dẫn đến đột biến gen và loạn sản tế bào. Do đó, căn bệnh này không lây bệnh bằng cách trực tiếp từ người này sang người.
Đáng chú ý là đa số mọi người, kể cả phụ nữ và nam giới đều bị lây nhiễm HPV ở một thời điểm nào đó trong đời nhưng chỉ một phần nhỏ phụ nữ trong quần thế tiến triển thành ung thư cổ tử cung. Như vậy, việc bị lây nhiễm HPV là khó tránh khỏi, không kể đến việc có tiếp xúc với người bệnh hay không.
- Ung thư cổ tử cung có di truyền không?
Ung thư cổ tử cung không phải là bệnh di truyền, nghĩa là mẹ bạn bị ung thư thì không có nghĩa là chắc chắn bạn cũng sẽ bị bệnh. Tuy nhiên, nếu trong gia đình có người thân từng mắc bệnh này, thì nguy cơ mắc ung thư cổ tử cung của những người còn lại sẽ cao hơn người bình thường.
- Ung thư cổ tử cung có di căn không?
Ung thư cổ tử cung là khối u ác tính bắt nguồn từ phần cổ tử cung. Đặc tính quan trọng của các khối u ác tính là xâm lấn tổ chức và di căn. Ung thư cổ tử cung thường xâm lấn sâu vào các lớp cơ bên trong cổ tử cung, xâm lấn đến khung xương chậu, thò ra âm đạo.
giai đoạn muộn, khối u có thể di căn đến các hạch lân cận, hạch chậu, xâm lấn vào bàng quang. Tuy nhiên, ung thư cổ tử cung là dạng ung thư ít khi theo máu, bạch huyết đến các cơ quan xa, mà chủ yếu phát triển xâm lấn tại vùng gây ra các triệu chứng như đau xương chậu, thận ứ nước hoặc mất chức năng thận.
- Bị ung thư cổ tử cung có quan hệ được không?
Ở giai đoạn đầu của bệnh ung thư cổ tử cung, khối u phát triển bắt đầu từ phần cổ tử cung. Trong khi giao hợp, âm đạo mới là bộ phận tiếp xúc trực tiếp với dương vật, do đó có thể thấy, khối u ít ảnh hưởng đến việc quan hệ bình thường.
Tuy nhiên, ở giai đoạn xâm lấn, khối u có thể gây ra đau hoặc chảy máu khi quan hệ, đặc biệt là khi khối u đã xâm lấn xuống âm đạo.
Do đó, mặc dù không trực tiếp ảnh hưởng đến quá trình giao hợp, khối u có thể gây ra một vài trở ngại trong quá trình này, cụ thể là gây đau, chảy máu âm đạo bất thường khiến phụ nữ sợ quan hệ. Khi thấy có những dấu hiệu, biểu hiện lạ trên, chị em tuyệt đối không được chủ quan, lập tức tới các cơ sở chuyên khoa để thăm khám nhằm phát hiện nguyên nhân và điều trị kịp thời.
- Bị ung thư cổ tử cung có mang thai và sinh con được không?
Nhiều chị em băn khoăn liệu mắc ung thư cổ tử cung có con được không? Khi mắc bệnh, tử cung bị tổn thương nên khả năng mang thai thấp. Thêm nữa, nhiều chị em buộc phải cắt bỏ tử cung để bảo toàn tính mạng, điều này đồng nghĩa với việc không thể có con. Còn đối với những trường hợp được chữa khỏi hoàn toàn, kết hợp với điều dưỡng tốt thì người phụ nữ vẫn có thể mang thai.
- Có nên tiêm phòng ung thư cổ tử cung?
Nguyên nhân chính gây ung thư cổ tử cung là virus HPV. Do đó, việc tiêm phòng HPV trước khi bị phơi nhiễm giúp làm giảm nguy cơ mắc ung thư cổ tử cung cho phụ nữ là rất cần thiết. Các bậc phụ huynh nên chủ động chủng ngừa HPV cho con gái, hoặc phụ nữ trẻ chưa quan hệ tình dục lần đầu nên tự bảo vệ mình bằng việc chủng ngừa HPV.
- Làm gì để phòng mắc ung thư cổ tử cung?
- Chung thủy, ít bạn tình
- Không nên quan hệ tình dục sớm trước tuổi 18
- Không hút thuốc lá và tránh tiếp xúc với các hóa chất độc hại.
Cách phòng ngừa tất cả các loại ung thư kể cả ung thư tử cung nên dùng liệu pháp phòng ngừa của sản phẩm OLIVECANTHAL – PHÒNG NGỪA & HỖ TRỢ ĐIỀU TRỊ UNG THƯ TRÚNG ĐÍCH. Được chiết xuất từ cây oliu chứa hàm lượng cao Oleocanthal – “kẻ thù đối với tế bào ung thư”. Sản phẩm đã được các nước tiên tiến trên thế giới như Mỹ, Thụy Sĩ… đưa vào sử dụng bằng nhiều hình thức như thực phẩm y tế, chiết xuất ra dạng thuốc điều trị và thực phẩm chức năng tại Nhật Bản, Việt Nam. Olivecanthal có chứa hoạt chất Oleocanthal là sản phẩm duy nhất được bộ Y tế cấp phép lưu hành tại Việt Nam thuộc quyền sở hữu Công ty CSRD Việt Nam.